Telegram là ứng dụng nhắn tin phổ biến với nhiều tính năng hấp dẫn, cũng không tránh khỏi các lỗ hổng bảo mật mà những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng. Điều này đã khiến nhiều người dùng đặt ra câu hỏi rằng Telegram có lừa đảo không và các hình thức lừa đảo thường gặp. Trong bài viết này, MKT Care sẽ cùng bạn khám phá các mánh khóe lừa đảo phổ biến trên Telegram và cách phòng tránh hiệu quả.
1. Telegram có lừa đảo không?
Câu trả lời là KHÔNG. Telegram là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện video đa nền tảng nổi bật với khả năng bảo mật cao. So với các ứng dụng nhắn tin khác, Telegram mang đến nhiều tính năng ưu việt như mã hóa đầu cuối (End-to-End), cho phép người dùng tạo ra các cuộc trò chuyện bí mật (Secret Chat) mà tin nhắn không thể được chuyển tiếp hoặc chụp màn hình. Tin nhắn trong các cuộc trò chuyện bí mật còn có thể được hẹn giờ để tự động hủy, tăng cường tính bảo mật và riêng tư.
Các nhà phát triển của Telegram cam kết không thu thập và bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba, giúp người dùng yên tâm về quyền riêng tư của mình. Với các tính năng trên, Telegram không chỉ an toàn mà còn rất tiện lợi, cho phép người dùng gọi điện, nhắn tin và chia sẻ tệp một cách nhanh chóng và miễn phí.
Nhờ vào những đặc điểm nổi bật này, Telegram đã trở thành một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất trên toàn cầu, được đông đảo người dùng tin tưởng và lựa chọn.
2. Các hình thức lừa đảo phổ biến trên Telegram
Tuy nhiên trên nền tảng này vẫn xuất hiện nhiều kẻ gian, vậy nên hãy cùng xem qua một số hình thức lừa đảo phổ biến trên Telegram có thể gặp phải dưới đây:
- Lừa đảo qua tin nhắn giả mạo: Kẻ lừa đảo thường gửi tin nhắn giả mạo từ những tài khoản có tên và ảnh đại diện giống với người quen hoặc các tổ chức đáng tin cậy. Nội dung tin nhắn thường yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.
- Giả mạo dịch vụ: Một số kẻ lừa đảo tạo ra các tài khoản giả mạo của các dịch vụ khách hàng để lừa đảo người dùng. Chúng có thể yêu cầu bạn cung cấp mật khẩu hoặc mã xác thực để chiếm đoạt tài khoản của bạn.
- Lừa đảo đầu tư: Các nhóm hoặc kênh Telegram giả mạo các dự án đầu tư, tiền điện tử với lợi nhuận cao, nhằm dụ dỗ người dùng đầu tư tiền vào những dự án không có thật. Khi đã thu được số tiền lớn, chúng sẽ biến mất mà không để lại dấu vết.
- Phần mềm độc hại: Một số kẻ xấu gửi các liên kết hoặc tệp đính kèm chứa phần mềm độc hại. Khi người dùng tải xuống hoặc mở tệp, máy tính hoặc điện thoại của họ có thể bị nhiễm virus, dẫn đến mất mát dữ liệu cá nhân.
3. Cách phòng tránh lừa đảo trên Telegram
Sau khi đã biết được các hình thức lừa đảo phổ biến trên Telegram bạn có thể phòng tránh bị lừa qua một số cách làm sau đây:
- Kiểm tra thông tin người gửi: Trước khi cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào, hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra kỹ thông tin người gửi. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy xác nhận lại bằng cách gọi điện hoặc liên hệ qua các kênh khác.
- Không chia sẻ thông tin nhạy cảm : Tuyệt đối không chia sẻ mật khẩu, mã xác thực, hoặc thông tin cá nhân qua tin nhắn trên Telegram.
- Kiểm tra url cẩn thận: Trước khi click vào bất kỳ liên kết nào, hãy kiểm tra kỹ URL để đảm bảo đó là liên kết chính thống và an toàn.
- Sử dựng xác thực 2 yếu tố: Bật tính năng xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo mật cho tài khoản của bạn.
- Cập nhật phần mềm thường xuyên: Đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật phiên bản mới nhất của Telegram để nhận được các bản vá bảo mật mới nhất.
Xem thêm: Tổng hợp 5 cách kiếm tiền trên Telegram không cần vốn
Kết luận
MKT Care hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về những nguy cơ lừa đảo trên Telegram và biết cách bảo vệ mình một cách hiệu quả. Hãy luôn cẩn trọng và tỉnh táo khi sử dụng các ứng dụng nhắn tin trực tuyến để tránh rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo.